Bí mật bất ngờ của nhà thờ cổ nổi tiếng của Việt Nam

Bí mật bất ngờ của nhà thờ cổ nổi tiếng của Việt Nam


Là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng của Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên ẩn chứa một bí mật sẽ gây nhiều bất ngờ cho du khách lần đầu ghé thăm nhà thờ.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là được xây dựng từ năm 1891, là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng của Việt Nam.
Nhà thờ mang kiến trúc Gothic, nằm trong khuôn viên rộng rãi rợp cây xanh. Ở sân trước nhà thờ có một quả đồi giả.
Quả đồi này được xây từ năm 2008, là nơi ẩn chứa một bí mật sẽ gây nhiều bất ngờ cho du khách lần đầu ghé thăm nhà thờ.
Lòng quả đồi là một khu hầm được xây dựng khá kỳ công. Lối vào hầm nằm ở một góc khuất dưới chân đồi.
Căn hầm có những lối đi uốn lượn, mang sắc màu huyền bí với ánh sáng huyền ảo.
Trên vách hầm có những bức tranh đắp nổi, tái hiện cuộc đời Anrê Phú Yên – một vị thánh tử đạo có sự nghiệp gắn với giáo xứ Mằng Lăng.
Một phần đường hầm mở rộng tạo thành thánh nhỏ. Trung tâm thánh đường đặt tượng ngài Anrê Phú Yên.
Tiếp tục đi vào sâu trong hầm, một căn phòng nhỏ hiện ra.
Giữa phòng là nơi đặt một chiếc hộp gỗ. Trong hộp có một hiện vật lịch sử đặc biệt…
Đó là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam: cuốn “Phép giảng tám ngày” (tựa Latinh: “Catechismus”) của Linh mục Alexandre de Rhodes được in tại Roma năm 1651.
Cuốn giáo lý này được in song ngữ bằng tiếng Latin (bên trái) và chữ quốc ngữ sơ khai (bên phải).
Đây là một tác phẩm văn xuôi, phản ánh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ 17.
Ngoài cuốn sách quý giá, căn phòng còn trưng bày nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử về nhà thờ Mằng Lăng và ngài Anrê Phú Yên.
Rời khỏi khu hầm, du khách có thể lên sườn quả đồi nhân tạo bằng một lối đi lát bằng những phiến đá lớn.
Tượng ngài Anrê Phú Yên được đặt trên đồi, hướng về nhà thờ Mằng Lăng.
Nhà thờ Mằng Lăng nhìn từ trên quả đồi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ cổ nhất.

Quốc Lê
Nguồn: Kiến Thức; Mạng Phú Yên